Quán Pub là địa điểm kinh doanh thu hút nhiều giới trẻ, do đó mà các doanh nghiệp kinh doanh quán Pub ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, kinh doanh quán Pub là loại hình kinh doanh có điều kiện thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ ka-ra-ô-kê (karaoke), vũ trường được quy định tại Phụ lục IV – Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Luật Đầu tư 2020. Do đó, chủ thể kinh doanh dịch vụ này phải đáp ứng các điều kiện cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

I. Căn cứ pháp lý

  • – Luật doanh nghiệp 2020;
  • – Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • – Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc hướng dẫn đăng ký về doanh nghiệp;
  • – Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
  • – Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • – Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • – Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu.

II. Điều kiện kinh doanh quán Pub

1 Điều kiện kinh doanh quán Pub

Căn cứ Điều 5 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh quán Bar, Pub như sau:

  • – Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • – Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • – Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80m2 trở lên, không kể công trình phụ;
  • – Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ);
  • – Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200m trở lên.

2. Trách nhiệm của Doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh quán Bar, Pub

  • – Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động;
  • – Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
  • – Tuân thủ quy định về kinh doanh rượu;
  • – Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
  • – Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
  • – Không được hoạt động từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng;
  • – Không cung cấp dịch vụ cho người chưa đủ 18 tuổi;
  • – Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật.

2.3. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh quán Pub có bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì phải đáp ứng thêm các điều kiện để bán rượu tiêu dùng tại chỗ được quy định tại Điều 14 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu, cụ thể:

  • – Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • – Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh;
  • – Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu;
  • – Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

III. Trình tự, thủ tục xin cấp phép kinh doanh quán Pub

1. Các Giấy phép cần thiết để kinh doanh quán Pub

Để quán Pub đi vào hoạt động, Doanh nghiệp cần phải có các loại giấy phép sau:

  • – Giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;
  • – Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường;
  • – Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  • – Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • – Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

2. Giấy phép đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

Thực hiện theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP đối với từng loại hình kinh doanh mà chủ thể kinh doanh mong muốn thành lập

3. Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh

a/ Thẩm quyền: Sở Văn hóa Thể Thao và Du Lịch

b/ Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

c/ Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công

d/ Hồ sơ: 01 bộ

STTTên văn bản
1Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019)
2Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

a/ Thẩm quyền: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

b/ Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

c/ Cách thức thực hiện:

  • – Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền
  • – Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính
  • – Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an
  • Đối với hình thức nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an thì khi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, cơ sở kinh doanh phải chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền

d/ Hồ sơ: 01 bộ

STTTên văn bảnGhi chú
1Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP)
2Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpBản sao có chứng thực
3Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm:– Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.– Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy.– Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
4Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh– Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;– Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

a/ Thẩm quyền: Sở Y tế

b/ Thời gian thực hiện: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

c/ Cách thức thực hiện:

  • – Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền
  • – Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính
  • – Nộp qua Cổng Dịch vụ công

d/ Hồ sơ: 01 bộ

STTTên văn bảnGhi chú
1Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01, Phụ lục I, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
2Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhBản sao
3Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
4Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp
5Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

6. Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ

a/ Thẩm quyền: Phòng Kinh tế và Hạ tầng/Phòng Kinh tế thuộc UBND cấp huyện

b/ Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

c/ Cách thức thực hiện:

  • – Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền
  • – Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính

Đối với hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ, hiện nay theo quy định mới nhất của pháp luật, thương nhân không còn phải làm thủ tục xin cấp phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ như trước đây mà chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện

d/ Hồ sơ: 01 bộ

STTTên văn bảnGhi chú
1Giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP
2Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanhBản sao
3Hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượuBản sao
4Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻBản sao