Có thể bạn đã đọc và học hỏi được hàng tá chiến lược marketing quán cafe ở bất cứ đâu trên nền tảng internet, sách báo, tạp chí; nhưng liệu tất cả những phương pháp marketing ấy có còn phù hợp? Một chiến lược marketing được cho là hiệu quả khi thật sự phát huy được tối đa lợi ích mang lại cho việc kinh doanh. Và một điều hiển nhiên, một phương pháp không thể phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thương hiệu; có rất nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn một chiến lược marketing sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả; từ thị trường, khách hàng, sản phẩm,… Các chủ quán ngoài đầu óc kinh doanh tài ba thì việc nắm bắt xu hướng marketing tại từng thời điểm cũng rất cần được quan tâm và xem trọng. Vậy hãy cùng Lighthouse tìm hiểu thử chiến lược marketing quán cafe phù hợp nhất thời điểm hiện tại?
Bối cảnh thị trường F&B hiện tại
Theo tạp chí kinh doanh Việt Nam, trong bối cảnh ngành F&B hiện tại có thể nói rằng sự kết hợp giữa ngành du lịch đang phục hồi và chi tiêu tiêu dùng ngày càng tăng sẽ giúp ngành hàng này tiếp tục mở rộng trong những năm tới. Hiện tại, Việt Nam là một điểm sáng kinh tế, đang dần phục hồi kể từ khi kết thúc đợt phong tỏa vào tháng 3 năm nay, kiểm soát được lạm phát. Trong ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam thì các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế vẫn là một lĩnh vực phát triển nhanh do ảnh hưởng của phương Tây và quá trình đô thị hóa ngày càng tăng.
Tại hội nghị thượng đỉnh về năng suất trong Kinh doanh Nhà hàng – Ẩm thực tổ chức ở Tp.HCM ngày 8/12, giới chuyên gia cũng đánh giá nhiều triển vọng tăng trưởng cho ngành F&B ở Việt Nam trong năm 2023 và các năm tới. Bên cạnh đó, ngành này còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành, cũng như gia tăng năng suất sử dụng vốn, sử dụng lao động, đổi mới công nghệ, hiệu quả vận hành, qua đó giúp tăng đáng kể lợi nhuận, mang lại thành công lâu dài cho DN.
Theo giới chuyên gia, tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong ngành F&B có khả năng tăng hoặc duy trì ổn định vào năm 2023. Đặc biệt, dịch vụ ăn uống sẽ rộng mở nhờ các chính sách kích cầu du lịch, thu hút du khách. Tất cả điều này giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực F&B.
Xu hướng marketing chung ngành F&B
Về xu hướng thị trường F&B Việt Nam, đã có nhiều xu hướng dịch chuyển trong cách vận hành của cả các nhà hàng, doanh nghiệp lẫn hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng. Về phía các doanh nghiệp trong ngành, xu hướng hiện nay là: Phục vụ, phân phối sản phẩm đa kênh; giảm diện tích mặt bằng, xu hướng tự phục vụ, tinh gọn nhân sự, bùng nổ phương thức thanh toán không tiền mặt.
Các nhà nghiên cứu dự báo doanh số bán hàng trực tuyến sẽ chiếm 15-20% trong doanh thu toàn ngành F&B năm 2025 tại Việt Nam. Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy thế hệ Gen Y (chỉ những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến năm 1996) chiếm 49% tổng số giao dịch mua hàng trực tuyến (một con số dự kiến tăng lên khi dân số tiêu dùng trẻ trưởng thành). Các chủ doanh nghiệp F&B đang hướng đến bốn giá trị cốt lõi là chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ khách hàng, hiệu quả về kiểm soát tài chính, khả năng nhân rộng mô hình.
Chiến lược marketing quán cafe phù hợp nhất thời điểm hiện tại
Lan toả quán nhanh chóng mặt nhờ sử dụng KOCs
KOCs có thể hiểu là những những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Có thể trước đây, những khái niệm về KOL, KOC, influencer còn khá mới mẻ trong làng kinh doanh F&B. Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội Tiktok và các nền tảng video ngắn phủ khắp các hệ thống social media thì những khái niệm này ngày càng rõ ràng hơn và giữ một vai trò ưu tiên trong tâm trí của maketer. Không phải tự nhiên mà xu hướng này lại nhận được sự ưu ái đặc biệt đến vậy; chắc hẳn mọi chủ quán phải công nhận một hiệu quả rất đáng để tâm từ các KOCs mang lại cho thương hiệu của mình.
Nếu bạn là một người đam mê ăn uống, thử cầm chiếc điện thoại của mình lên và thực hiện lướt một vài video Tiktok hay hai đến ba video ngắn trên nền tảng Facebook, mình cá là những nội dung review quán ăn, đồ uống chiếm đến khoảng 60% trong số đó. Cũng đừng tắt máy đi vội, hãy để ý tới số lượng like, tương tác của những video đó chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ với hiệu quả của loại nội dung review đem lại. Khi ở cái thời đại khách hàng đã quá phản cảm với những lời quảng cáo trên mây hay câu nói “hình trên mạng và hình thật” thì một video review có tâm quay cận cảnh là thứ cứu cánh, cũng như nhận được nhiều sự tin tưởng từ mọi người.
Việc sử dụng KOCs tưởng trừng như quá cao xa hay tốn nhiều chi phí, nhưng thực chất với thời điểm hiện tại thì đây lại là cách tối ưu chi phí marketing của bạn nhất mà đạt hiệu quả cao. Thông thường chi phí phải trả cho một KOCs sẽ dựa vào mức độ nổi tiếng hay lượng tương tác khách hàng mà người đó có thể tạo ra; dao động có thể từ 300.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ. Hầu hết các KOC hiện nay đều bắt nguồn từ mạng xã hội Titkok chiếm đến 80% trên tổng số và dần dần mức độ phủ sóng thương hiệu cá nhân của họ ảnh hưởng trên tất cả các nền tảng social media, tạo ra hiệu quả tiếp cạnh khách hàng một cách rộng nhất.
Việc lựa chọn KOCs để mang lại đúng hiệu quả mà chủ quán mong muốn sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố, có thể kể tới:
- Tầm ảnh hưởng đúng tệp khách hàng: xác định tệp khách hàng của quán và tìm ra những người có mức ảnh hưởng lớn nhất và dễ tác động mang lại niềm tin nhất ở tệp khách hàng đó.
- Mức độ phù hợp thương hiệu: có rất nhiều và đa dạng các KOCs có sự khác nhau về thương hiệu cá nhân mà họ xây dựng; có thể nhiều KOCs đi lên từ những scandal không đáng có, những người xây thương hiệu từ những công việc từ thiện,… cá tính thương hiệu phải có sự đồng nhất với cá nhân KOCs để có thể thống nhất hình ảnh quán trong mắt khách hàng.
- Mức độ tương tác của khách hàng với KOCs: không ai muốn đổ tiền ra với một KOCs không có tương tác tốt từ khách hàng cả, mức độ tương tác càng cao thì tỷ lệ thành công càng lớn.
- Đời tư KOCs: một đời tư trong sạch, cho dù hiện tại hay tương lai KOCs luôn phải có sự đảm bảo việc gìn giữ hình ảnh cá nhân để tránh mang lại ảnh hưởng không tốt với thương hiệu hợp tác.
- Chi phí marketing: đây có thể được coi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn người hợp tác, phải là một người có giá cả phù hợp với ngân sách marketing dự kiến.
Xúc tiến chiêu trò marketing khác biệt
Với xu hướng kinh doanh F&B sôi nổi như hiện nay, việc truyền thông quán có sự cạnh tranh cao chưa từng thấy. Vì vậy, nếu bạn không phải là người có đầu óc sáng tạo trong marketing mà chỉ áp dụng nhưng phương pháp thông thường học được trên internet thì thật khó để cọ sát sinh tồn. Gần đây nhất, bạn đã nghe nói đến chiến dịch “ĐỌ CHÂN DÀI, NHẬN ƯU ĐÃI LÊN TỚI 100% CHO CẢ BÀN” của hệ thống Lẩu Phan? Chỉ với một chiến dịch có sự khác biệt chưa từng có đã đem lại doanh số kinh doanh vượt gấp 3 lần so với bình thường của một thương hiệu lẩu tầm trung. Hay chỉ đơn giản là một chiến dịch giảm giá sâu chưa từng có tưởng trừng như đã được áp dụng tại rất nhiều quán khác, nhưng sự khác biệt đơn giản nằm ở “chỉ dành cho người thứ 3..5..7 trong một nhóm”, thu hút kích thích khách hàng đi ăn theo nhóm tăng hiệu quả kinh doanh.
Việc nghĩ ra ý tưởng truyền thông khác biệt không phải lúc nào cũng dễ, không phải ai cũng có thể nghĩ ra, vì vậy những thương hiệu đủ lớn để có một phòng marketing riêng biệt hay có ngân sách để thuê một phòng marketing thuê ngoài là một lợi thế kinh doanh vô cùng lớn. Một quy chế vận hành thống nhất lâu dài, một sự am hiểu thương hiệu sâu sắc hay những con người có chuyên môn cao nắm bắt được thị trường và tâm lý khách hàng là căn nguyên mang tới một ý tưởng marketing khác biệt. Tất nhiên không phải đều là vậy, nếu chủ quán là người được hưởng một đầu óc sáng tạo bẩm sinh.
Nhanh nhạy tận dụng trend linh hoạt
Cho dù ngành nghề lĩnh vực nào cũng vậy, nếu người làm truyền thông có sự nhanh nhạy nắm bắt trend trong cộng đồng, sử dụng đầu óc khéo léo biến đổi để đưa vào công việc truyền thông thì có thể coi là con đường ngắn nhất mang thương hiệu tới cộng đồng khách hàng gần như không tốn một đồng. Nhìn một cách tổng quan thì có rất ít thương hiệu F&B nào làm được điều ấy, vì vốn dĩ nhưng thương hiệu ngành giải trí mới là kênh khách hàng quan tâm nhất để nắm bắt và tương tác với trend, hầu hết các thương hiệu kinh doanh nói chung, F&B nói riêng đều dễ bị bài xích ngay từ khi nhìn thấy cái tên vì tâm lý không thích quảng cáo trong cộng đồng.
Để tận dụng được phương pháp này marketer không chỉ cần một sự nhanh nhạy, mà còn cần một cái đầu có sự hài hước nhất định; nếu thật sự bạn làm được việc mang lại cái nhìn thiện cảm cho khách hàng từ loại nội dung này thì mức độ phủ sóng của thương hiệu bạn vượt xa so với các phương pháp khác.
Phát triển fanpage Facebook một cách bền vững
Phương pháp này có thể các chủ quán đã nghe quá nhiều và quá cũ, nhưng cũng không thể phủ định phát triển fanpage là nền tảng vững chắc, tạo sự chuyên nghiệp cho thương hiệu trong quá trình kinh doanh. Tại sao lại là fanpage Facebook mà không phải một nền tảng mạng xã hội khác? Hiện tại dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường hay theo báo cáo khảo sát của các tổ chức nghiên cứu, thì Tiktok đã vượt mặt Facebook trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trên thế giới, tuy nhiên vị trí quan trọng của Facebook trong cuộc sống thường nhật của mỗi người dân Việt Nam là điều không thể thay đổi. Theo báo cáo thống kê, có 10 doanh nghiệp có mặt trên thị trường thì có tới 9 doanh nghiệp có sở hữu trang fanpage cho dù là bất cứ nghề nào, còn với nền tảng Tiktok hay các nền tảng social media khác thì chỉ 4/10 doanh nghiệp sở hữu tài khoản.
Sở hữu một fanpage và phát triển kênh fanpage bền vững để đảm bảo có thể tiếp cận với khách hàng đều đặn lại là hai phạm trù khác nhau. Nhiều thương hiệu chỉ tạo ra một trang fanpage có ảnh đại diện, ảnh bìa và một số bài viết đã đăng tải từ rất lâu, sau đó bỏ ngỏ không hề đả động tới thì đây cũng không phải là cách làm truyền thông đúng đắn nếu không muốn nói không mang lại một chút lợi ích nào ngoài việc đánh dấu thương hiệu trên Facebook. Việc phát triển trang fanpage Facebook chuyên nghiệp, đem lại hiệu quả cho thương hiệu cũng như gia tăng được lượng khách hàng mục tiêu đòi hỏi một sự kiên trì, sáng tạo nhất định:
- Cập nhật thông tin fanpage đầy đủ, chuyên nghiệp bao gồm: thông tin cơ bản về thương hiệu, giới thiệu về quán, ảnh bìa, ảnh cover thu hút, nút hành động hợp lý, cập nhật tinh giản thanh menu, có tích hợp menu quán, có tích hợp map trong mục giới thiệu,…
- Đăng tải bài viết thường xuyên đều đặn hàng tuần: không nhất thiết phải ngày nào cũng phải đăng tải bài viết, tuy nhiên phải đều đặn, tần suất từ 2 – 3 bài/ tuần là hợp lý.
- Đa dạng nội dung: yêu cầu có sự kết hợp linh hoạt hài hoà giữa 3 loại nội dung: sản phẩm, thương hiệu, giải trí/mẹo; vừa giới thiệu về quán về sản phẩm dịch vụ nhưng cũng chớ quên những loại nội dung đem lại sự tương tác từ khách hàng, duy trì chất lượng phân phối fanpage của Facebook đến với mọi người.
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thống nhất cho fanpage: là yếu tố tiên quyết tạo nên một sự chuyên nghiệp cho thương hiệu F&B của bạn.
- Tích hợp chạy Facebook Ads cho fanpage: chạy với mục đích lan toả thương hiệu có chi phí vô cùng rẻ, hoặc chạy với mục đích tương tác fanpage để nâng cao uy tín fanpage thương hiệu.
Tạo lập hệ thống Facebook fanpage chuyên nghiệp
Trên đây là tổng hợp những chiến lược marketing quán cafe phù hợp nhất với thời điểm hiện tại theo con mắt quan sát và kinh nghiệm làm truyền thông lĩnh vực nhà hàng, đồ uống của Lighthouse, rất mong giúp được một phần nhỏ nào trong sự phát triển, thành công của quý khách. Quan trọng hãy dựa vào bối cảnh thị trường, hiện trạng tài chính nguồn lực của quán để tìm ra cho thương hiệu của mình những phương pháp marketing phù hợp nhất. Chúc các chủ quán kinh doanh thành công và may mắn!